Cảnh báo lừa đảo
23/08/2023Voice over agency chuyên giọng đọc tiếng bản xứ đa ngôn ngữ
25/08/2023Trước tiên, bạn hãy tự đánh giá năng khiếu của mình. Bạn thấy chất giọng mình “hay” hơn một chút so với mọi người. Bạn không bị nói ngọng, nói lắp. Bạn sẵn sàng học hỏi và luyện tập. Chỉ cần như vậy, bạn hoàn toàn có thể khởi đầu hành trình đến với nghề voice talent.
Cơ hội nghề nghiệp và mức thù lao sẽ rất thuyết phục, ổn định và thậm chí rất hấp dẫn. Một khi chất giọng của bạn phù hợp với sản phẩm của khách hàng, bạn sẽ được chọn và trả công xứng đáng.
Vậy thì làm sao để trở thành voice talent?
Bắt đầu từ việc đầu tư nghiêm túc
Voiceover là loại hình lao động có kỹ năng, càng có đẳng cấp, thu nhập của bạn càng cao. Vì vậy đòi hỏi bạn phải có sự đầu tư nhất định. Trong ngành này, hầu như không có những talent bẩm sinh. “Việc nhàn lương hậu” là có thật nhưng trước đó, và trong suốt nhiều năm làm nghề, là cả quá trình đầu tư nghiêm túc.
Nếu có điều kiện, bạn hãy theo học các khoá đào tạo voice talents. Hiện chưa có trường lớp chính quy, nhưng bạn có thể tìm đến những voice talent giỏi nghề có mở lớp dạy căn bản về voice over. Đi học bạn sẽ bắt nhịp với nghề nhanh hơn và có được những mối quan hệ cũng như học được cách thức tìm voice talent jobs.
Một hướng đi khác, bạn hãy tự học qua những bài chia sẻ của người làm nghề và hàng ngày tự luyện tập. Đến khi may mắn trúng show voice talent job, bạn hãy dùng một phần thù lao kiếm được để đi học nâng cao tay nghề.
Hàng ngày bạn cần sửa phát âm. Mỗi sáng dành 10 phút khởi động cơ miệng, 10 phút tập hơi bụng. Mỗi ngày tập đọc một thể loại voiceover. Bạn cũng cần “nghe” các sản phẩm voice over nhiều hơn; trên TV, trên mạng hay ở các cửa hàng… để học cái hay của các talent.
Không bỏ lâu, gián đoạn nghề nghiệp
Nghề voice talent không thể bỏ lâu không làm. Không luyện nghề sẽ làm bạn mất phong độ. Khi quay lại, giọng của bạn bị cứng, đọc vấp và không thể uyển chuyển style.
Bạn phải quyết tâm, kiên nhẫn, đam mê, và thường xuyên luyện tập để giữ vững phong độ đỉnh cao.
Thù lao xứng đáng là kết quả của quá trình luyện tập suốt những năm tháng theo nghề. Không phải luyện một lần là có thể xài mãi kỹ năng đó.
Những kỹ năng bạn phải đạt được
Không đơn thuần chỉ là một giọng nói tốt. Cảm xúc bên trong bản thân là rất quan trọng. Bạn phải tập diễn đạt và biểu lộ cảm xúc qua giọng nói.
Không rơi vào tình trạng giọng đọc chỉ một màu. Bạn phải học cách lấy hơi, nhấn nhá khác nhau để đáp ứng yêu cầu của kịch bản và loại sản phẩm.
Nếu chịu khó học và tìm hiểu, bạn sẽ dần có kỹ năng điều chỉnh chất giọng qua việc rèn luyện làn hơi, ngắt nhịp, nhả chữ, cao độ, trường độ…
Bạn cũng cần am hiểu các thể loại sản phẩm voice, biết được phương pháp đọc từng thể loại, nhất là thể loại mà bạn chọn làm sở trường riêng. Thực tế, không có talent nào đọc được mọi thể loại.
Song song việc đầu tư và rèn luyện, bạn cũng phải có trình độ làm voice sample, ứng tuyển voice talent jobs. Nó như việc chào hàng, rao hàng, nếu bạn không làm tốt thì sẽ không có việc. Một lỗi mà các talent mới thường hay mắc phải khi đi ứng tuyển là không tạo ra đủ nhiều voice demo của bản thân. Vì vậy hay gửi bản voice không phù hợp với yêu cầu, đánh mất cơ hội việc làm.
Đừng nóng vội mong có kết quả sớm. Bạn cần kiên trì luyện tập và cũng cần thời gian để mỗi ngày thấy “thấm” hơn trong quá trình này. Nếu là một người mới, sau 3 tháng miệt mài, bạn sẽ thấy rõ sự khác biệt.
Xem thêm bài viết hữu ích: Khởi đầu và thành công với nghề voice talent
Thu nhập nghề voice talent
Ban đầu, có thể bạn chỉ nhận được những job thù lao vài trăm nghìn cho một sản phẩm dù dài hay ngắn, khó hay dễ. Một phần cũng vì giọng đọc như “cây nhà lá vườn” với nhiều người. Đôi khi họ “bán” với giá rất thấp và tạo ra sự cạnh tranh bất lợi cho nhiều người.
Thù lao của bạn có thể đạt 1.5tr đến 2tr đồng trên mỗi bản thu TVC chỉ 30 giây đến 1 phút, khi bạn dần hoàn thiện giọng đọc của mình và tiếp cận được với những job chuyên nghiệp hơn, yêu cầu cao hơn.
Nếu mỗi tháng bạn trúng tuyển nhiều job, thu nhập của bạn sẽ như… một người làm sếp.
Tuy vậy, thù lao xứng đáng không tự nhiên mà có. Đó là kết quả của quá trình luyện tập suốt nhiều năm. Khi thu âm cho một dự án, bạn cũng tập đọc thử đi thử lại hàng chục lần đến khi thu âm được một bản sau cùng. Và để làm hài lòng khách hàng, có khi bạn phải thu âm lại một vài lần nữa.
Làm nghề này bạn phải hy sinh và chịu đựng những gì?
Bạn phải chịu áp lực về thời gian. Bạn phải làm đêm vì đối tác hay gửi kịch bản vào 10g tối và muốn có file vào sáng hôm sau.
Bạn phải chịu áp lực về khối lượng công việc, nếu trúng tuyển vào dự án sản xuất liên tục. Cuối tuần và ngày lễ bạn cũng phải làm việc.
Áp lực cũng là cơ hội để bạn kiếm nhiều tiền, tiến bộ về nghề nghiệp, có nhiều mối quan hệ chất lượng hơn. Không có áp lực, làm sao có kim cương?!
Trên đây là phần đúc kết của tác giả bài viết, hy vọng đã giải đáp cho bạn câu hỏi “Làm sao để trở thành voice talent”. Rất mong bạn tìm thấy những thông tin bổ ích và chúc bạn thành công trên hành trình này.
1 Comment
[…] Bài viết hay: Làm sao để trở thành voice talent […]